direct admin là gì? So sánh Cpanel và direct admin

Nếu bạn đã từng sử dụng hosting hoặc đang có ý định mua hosting thậm chí là VPS, chắc chắn bạn phải tìm hiểu thêm một phần mềm DirectAdmin. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về DirectAdmin để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý website của mình.

1. DirectAdmin là gì?


DirectAdmin (hay còn gọi là DA) được xây dựng trên nền tảng hệ điều hành Linux nhằm mục đích giúp người dùng quản lý và vận hành website thông qua trình điều khiển được thiết kế khá đơn giản.

DirectAdmin khá nhẹ vì ít chiếm tài nguyên, phù hợp với nhiều cấu hình khác nhau. Ưu điểm vượt trội có thể kể đến của DirectAdmin chính là khả năng tối ưu hóa quản lý và độ bảo mật cao.

Bên cạnh đó, về tốc độ xử lý của DirectAdmin cũng khá nhanh vì không đòi hỏi nhiều về tài nguyên so với các hệ thống quản lý máy chủ chia sẻ khác. Trong trường hợp dịch vụ bị lỗi, DirectAdmin sẽ tự động phục hồi sau các sự cố nhằm hạn chế thời gian hệ thống hoạt động mà không tạo hiệu quả.

2. Các cấp độ của Directadmin?

DirectAdmin chia làm 3 cấp độ:

  1. Cấp cao nhất: Admin – có đầy đủ các quyền quản lý, thiết lập và cấu hình trong máy chủ
  2. Cấp đại lý: Reseller – tạo user và các gói hosting cho người dùng
  3. Cấp User: cấp sử dụng hosting, sử dụng các gói mà Resellers hay Admin tạo
Xem thêm:  Cách sử dụng chức năng Simple Zone Editor để tạo bản ghi DNS

3. Làm quen với DirectAdmin?

1. Đăng nhập

Khi bạn đã đăng ký hosting hoặc VPS, bạn sẽ nhận được thông tin về user và password để đăng nhập mà nhà cung cấp đã gửi cho bạn qua E – mail. Nhiệm vụ của bạn là login và bắt đầu làm quen với giao diện của DirectAdmin.

2. Khám phá giao diện của DirectAdmin

Giao diện của DirectAdmin bao gồm 4 phần rõ ràng giúp người dùng dễ dàng làm quen với các thao tác cơ bản:

Khu vực (1): Your Account – nơi để bạn thực hiện các bước chỉnh sửa, quản lý cơ bản bao gồm: thay đổi mật khẩu, lịch sử đăng nhập, các thông số liên quan đến website, quản lý cơ sở dữ liệu…Khu vực (2): E – mail Management – nơi bao gồm các chức năng liên quan đến email: danh sách mail, lọc thư rác, truy xuất webmail, tạo hòm thư mới…

Khu vực (3): Advanced Features – nơi chứa các chức năng mở rộng như quản trị database, thông tin về server , cấp SSL,…

Khu vực (4) – nơi hiển thị các thông tin người dùng đang sử dụng: băng thông, dung lượng đĩa cứng, số lượng thư, database…Người dùng cần theo dõi các thông số này để tránh tình trạng hosting không truy cập được.

4. So sánh cPanel và Directadmin?

  • Về tài nguyên

Để cài đặt cPanel lên máy chủ cần 4GB dung lượng ổ đĩa và 2GB RAM trở lên để hoạt động. Cpanel có nhiều tiện ích và chức năng hơn nên đòi hỏi một lượng tài nguyên khá lớn trên máy chủ.

Xem thêm:  Tình hình phát triển của VPS Việt Nam trong năm 2017.

Ngược lại, cài đặt DirectAdmin chỉ tốn 1G và 512mb RAM để hoạt động. Do đó, DirectAdmin khá nhẹ với máy chủ, ít chiếm tài nguyên hơn nhưng vẫn đầy đủ các tính năng cần thiết.

  • Tính dễ sử dụng

Các bản cập nhật của hai trình điều khiển này luôn được làm mới thường xuyên. Nhưng với cPanel phát triển phần mềm theo hướng tiện dụng cho khách hàng sử dụng hosting, còn DirectAdmin lại đơn giản hơn thích hợp với các webmaster.
Điểm thu hút người dùng ở cPanel chính là giao diện trực quan, rõ ràng với những tùy chọn ở mức độ cao hơn hẳn DirectAdmin, nhưng vẫn tồn tại vài tính năng mà hầu như người dùng không hề sử dụng đến.

  • Độ bảo mật

Cpanel và DirectAdmin đều có chế độ backup tự động. Nhưng DirectAdmin làm tốt hơn trong vấn đề phân quyền và bảo mật dữ liệu, hạn chế việc lây lan các rủi ro đến các máy chủ khách trong cùng hệ thống so với cPanel.

  • Khả năng quản trị

Trong khi cPanel được thiết kế với nhiều tính năng cao hơn (WHMXtra, Softaculous, RVSkinBuilder…) giúp tăng độ hữu ích cho người dùng thì DirectAdmin lại hướng tới sự tiết kiệm và quản trị có chiều sâu, người dùng có lợi thế trong việc quan sát và theo dõi các tài khoản của mình.

  • Về chi phí

Chi phí phải trả hàng tháng của cPanel chiếm khoảng 15$ trong khi DA chỉ từ 5$. Mức giá này còn tùy thuộc vào nhà cung cấp mà bạn đang sử dụng dịch vụ.

Xem thêm:  Làm cách nào để liên kết các IP bổ sung với máy chủ Freebsd?
0/5 (0 Reviews)