Hướng dẫn cài đặt GitLab trên máy chủ ảo

 

Chuyên mục này rất phù hợp với những bạn làm web, code bới các bạn đã rất quen với GitLab vs GitHub rồi đúng không? Mình cũng từng là một dân code nên việc sử dụng GitLab và github là thường xuyên nhưng hồi đó là sinh viên + với việc máy tính của mình chỉ có cấu hình trung bình nên sau khi cài hai phần mềm này máy rất lag mà mình thì chưa có điều kiện đổi máy. Nên mình quyết định sử dụng máy chủ ảo là phương pháp gỡ rối tình thế bấy giờ.

Thôi không nói nhiều nữa sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn, nhưng trước hết phải tìm hiểu GitLab là gì đã?

1. GitLab là gì?

GitLab là một phần mềm hay còn gọi là một trang web được trên việc quản lý kho code Git với các tính năng đơn giản hóa giúp các đơn vị như: doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể lưu trữ code của mình một cách nhanh mau và lẹ và có thể truy cập bất cứ nơi đâu miễn là có kết nối internet. Nhưng đó là những gì ta biết và để sử dụng được nó cũng như sở hữu nó trên máy chủ ảo hay VPS thì bạn cần phải tiến hành cài đặt nó.

2. Cách cài đặt GitLab trên máy chủ ảo:

2.1  Đầu tiên bạn cần login máy chủ ảo bằng Xshell 5.
2.2 Tiếp đến bạn truy cập trang GitLab để lựa chọn lệnh cài đặt theo hệ điều hành máy chủ. Ở đây mình chọn CentOS 7.

 Các bước cài gitlab lên máy chủ ảo
                            Các bước cài gitlab lên máy chủ ảo

Tiếp đến bạn copy từng dòng lệnh và paste vào cửa sổ lệnh trên Xshell 5. Lưu ý: làm từng bước từng dòng lệnh nhé, cứ theo tứ tự từ trên xuống dưới và hơn nữa là gói cài đặt rất nặng vì thế bạn cứ bình tĩnh đợi chờ để tiến trình thực hiện được diễn ra. Đối với các hệ điều hành linux khác bạn cũng làm tương tự nhé. Mình demo bằng CentOS 7.

Xem thêm:  Sử dụng dịch vụ vps có thể sẽ gặp những khó khăn gì ?

Đầu tiên bạn tiến hành cài đặt và cấu hình các thứ cần thiết bằng các lệnh sau đây.

sudo yum install curl policycoreutils openssh-server openssh-clients
sudo systemctl enable sshd
sudo systemctl start sshd
sudo yum install postfix
sudo systemctl enable postfix
sudo systemctl start postfix
sudo firewall-cmd –permanent –add-service=http
sudo systemctl reload firewalld

Lệnh nào không thực hiện bạn cũng không cần lo lắng, bạn chuyển sang lệnh tiếp theo.

2.3 Tiếp đến bạn thêm gói cài đặt GitLab vào máy chủ và tiến hành cài đặt nó theo các lệnh sau.

curl -sS https://packages.gitlab.com/install/repositories/gitlab/gitlab-ce/script.rpm.sh | sudo bash
sudo yum install gitlab-ce

Khi bạn thực hiện lệnh “sudo yum install gitlab-ce” và sau đó nó sẽ hỏi thì bạn gõ “y” và nhấn enter để đồng ý cài đặt gói GitLab CE.

sudo-yum-install-gitlab-ce
Nếu như bạn cài trên VPS thì tốc độ sẽ nhanh hơn rất nhiều.

2.4 Tiếp đến cấu hình và bắt đầu GitLab

sudo gitlab-ctl reconfigure

Mở trình duyệt và tiến hành đăng nhập. Trong lần truy cập đầu tiên bạn sẽ được chuyển hướng tới màn hình thiết lập lại mật khẩu để thiết lập mật khẩu quản trị. Nhập mật khẩu quản trị của bạn và bạn sẽ được chuyển hướng về màn hình đăng nhập. Tên người tài khoản mặc định là root và mật khẩu mà bạn vừa thiết lập. Sau khi đăng nhập bạn có thể đổi tên người dùng nếu muốn. Địa chỉ để login là địa chỉ ip local mà bạn có được bằng lệnh “ip a” trong Xshell 5 và bạn truy cập thông qua cổng 22.

Xem thêm:  Những điều về VPS tiêu chuẩn và những điều không phải ai cũng biết

3. Đã xong!

Việc cài đặt GitLab cơ bản trên máy bạn đã xong. Việc của bạn bây giờ là kiểm tra và test thử lại nhé, cũng không quá khó phải không nào. Mọi chi tiết bạn có thể liên hệ với mình or tại iNET nhé. Cám ơn vì đã theo dõi.

Xem thêm:  Cách đơn giản để kiểm tra thông số máy chủ ảo bạn vừa thuê.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply