Việc chuyển nhượng hay mua lại website, blog cũng không còn quá là điều xa lạ với những người chơi web nữa. Tuy nhiên việc mua lại website hay blog cũng cần có những kỹ thuật riêng – nếu không muốn bị “hớ”. tinhocvanphong.vn sẽ tổng hợp những kinh nghiệm của bản thân để giúp các bạn mua được một website, blog tốt mà giá rẻ nhất.
1. Lưu lượng truy cập (traffic)
Traffic luôn là yếu tố đầu tiên mà mình nhìn vào bởi vì traffic là linh hồn của 1 website và nó được ví như những vị khách tới cửa hàng. Nếu website mà không có sẵn lượng truy cập, traffic thì rất khó để phát triển, và để làm rõ về traffic bạn cần chú ý tới các tiêu chí sau:
– Nguồn traffic: Một web tốt là luôn có lượng traffic organic cao, ngoài ra là có thêm ads hoặc dirrect là tốt nhất, nó sẽ phản ánh tốt thương hiệu của web. Khi có traffic tức là website của bạn đã có trust và điều này sẽ rất tốt cho việc phát triển sau này của website.
2. Backlink Profile:
Backlink profile phản ánh chất lượng thực sự của 1 website, khi backlink không tự nhiên chứng tỏ nội dung của website không thực sự hấp dẫn. Dù thuật toán của google có thay đổi thế nào đi chăng nữa, backlink vẫn là 1 đối trọng trong việc xếp hạng website. Hiểu được điều này, 1 số chủ website thường mua 1 lượng lớn backlink để đẩy website lên thứ hạng tốt nhằm bán cho được giá. Sau đó, khi hộ không tiếp tục thanh toán thì những backlink này sẽ bị gỡ đi khiến cho website của bạn tụt thảm hại chưa kể là những website có quá nhiều link thậm chí là link xấu sau này sẽ đưa website này vào blacklist làm web “không thế ngóc đầu lên được”.
3. Profile của website
Hãy chú ý tới lịch sử của website, có điểm rơi hay điểm tăng trưởng nào bất thường hay không, nếu có hãy yêu cầu 1 lời giải thích phù hợp. Tất cả những điều bất thường đó đều là cơ hội hoặc nguy hiểm có thể xảy ra với website này trong tương lai. Một website có lịch sử ổn định trên 2 năm thường sẽ có xu hướng ổn định tiếp trong 2 hoặc 3 năm sau đó. Tối kị không nên mua các website quá mới và tăng trưởng bất thường cao vút – rất có thể đó là một website spam.
4. Tài chính của bạn
Tiềm năng phát triển: Tự đặt ra câu hỏi, website này đã phát triển hết tiềm năng của nó chưa (bao nhiêu từ khóa ở trang 2, bao nhiêu từ khóa nằm dưới top 3, bao nhiêu từ khóa chưa có nội dung ….). Bạn có thể làm gì để cải thiện tình trạng hiện tại sau khi mua về, sức cạnh tranh của thị trường có lớn hay không, cần chi phí bao nhiêu để phát triển hết tiềm năng của website này…
Các khoản chi phí: Hãy cố gắng liệt kê tất cả các khoản chi phí theo tuần, theo tháng, theo năm (Domain, hosting, nội dung, chi phí quản lý….) mà sau khi có website này bạn sẽ phát triển. Hãy cân nhắc nếu chúng vượt quá tài chính cho phép của bạn trong trường hợp này.
5. Quan trọng nhất là: Phù hợp với bản thân
Phù hợp với bản thân là điều rất quan trọng, bạn phải yêu thích nó mới có khả năng quản lý, tùy chỉnh chúng được. Một website phù hợp sẽ có các tiêu chí sau:
- Phù hợp với khả năng quản lý của bạn: Mọi thứ phải nằm trong tầm quản lý của bạn. Chủ của website khi bán website có thể sẽ dành thời gian từ 48 tới 72h để truyền đạt, hướng dẫn bạn kinh nghiệm quản lý website. Hãy tự lượng sức mình để biết bạn cần thuê hay trực tiếp quản lý website nhé.
- Đam mê: Không thực sự quan trọng lắm, tuy nhiên nếu có đam mê bạn sẽ dễ dàng phát triển 1 website hơn.
- Khả năng tài chính: Đầu tư vào bất cứ việc gì cũng có phần mạo hiểm, hãy tự hoạch định lại khả năng tài chính của chính bạn để khi mọi thứ xảy ra không theo ý muốn bạn vẫn hoàn toàn tự chủ được tài chính của mình và sẵn sàng tung tiền ra để vực nó dậy. Nếu bạn có 100tr và đầu tư vào 1 website với kì vọng mỗi tháng nó đem về cho bạn 5tr tiền lợi nhuận đều đều thì trong 1 viễn cảnh rủi ro bạn sẽ nhận ra mình đã nhầm rồi đấy.