Khi các bạn truy cập vào một Website hoặc sau khi thuê dịch vụ hosting và đưa dữ liệu Website WordPress lên thì gặp phải. Nói về về việc đăng dữ liệu lên Website WordPress thì mình sẽ nêu ra phương pháp thông dụng nhất – giải nén và sửa.
Đó là, khi bạn có 2 file zip (hoặc tar.gz, v.v…), file.sql và các bạn up các file này lần lượt lên hosting và nhập vào file sql đã tạo trên phpmyadmin. Sau đó, sửa lại tên miền trong phần Option và cuối cùng là thử vào Website xem như nào thì thằng trình duyệt nó chửi cho 1 câu “Website của cụ bị lỗi 500 rồi, không load được, huhu”.
Vấn đề xảy ra thường là như thế, vậy thì làm sao để fix lỗi trắng trang 500 Error khi Import dữ liệu Website WordPress lên Hosting?
Hướng dẫn fix lỗi Error 500
Để Fix lỗi Error 500 cho Website WordPress sau khi đã import dữ liệu lên Hosting thì có một số cách cụ thể sau đây.
Cách 1: Sửa MultiPHP
Có thể bạn chưa set phiên bản PHP cũng như chỉnh sửa các giới hạn PHP cho tên miền nên dẫn đến việc Website bị lỗi trắng trang Error 500, hãy thử làm theo hai bước sau để giải quyết vấn đề nhé.
Bước 1: Sửa phiên bản PHP
Trên Hosting, scroll xuống phần Software và Click vào MultiPHP Manager.
Tiếp theo, trong màn hình MultiPHP Manager các bạn thao tác theo các hình dưới.
Bước 2: Sửa MultiPHP Ini Editor
Quay lại trang quản trị CPanel, các bạn lại kéo xuống phần Software và click vào MultiPHP INI Editor
Trong cửa sổ MultiPHP INI Editor, các bạn hãy chọn folder của domain mà bạn muốn chỉnh sửa.
Các bạn setup theo các bước như sau:
- display_errors = Of
- max_execution_time = 300
- max_input_time = 600
- max_input_vars = 1000
- memory_limit = 256M
- post_max_size = 128M
- session.gc_maxlifetime = 1440
- upload_max_filesize = 256M
- zlib.output_compression = On
Hoặc Click vào Editor Mode ngay trong trang và copy đoạn mã sau bỏ vào:
display_errors = Offmax_execution_time = 300max_input_time = 600max_input_vars = 1000memory_limit = 256Mpost_max_size = 128Msession.gc_maxlifetime = 1440session.save_path = “/var/cpanel/php/sessions/ea-php72”upload_max_filesize = 256Mzlib.output_compression = On
Sau khi đã thực hiện xong 2 bước trên, các bạn thử quay lại Website WordPress của chúng ta và thử F5 xem đã hết bị lỗi trắng trang Error 500 chưa. Nếu chưa thì tiếp tục làm theo cách sau nhé.
Cách 2: Xóa Plugin
So với cách 1, thì cách 2 đơn giản hơn rất nhiều. Các bạn hãy vào đường dẫn sau /wp-content/plugins/ và xóa từng folder trong này rồi thử truy cập Website xem được không. Thường thì lỗi sẽ được khắc phục sau khi bạn xóa folder “woocommerce”.