1. Cách sửa lỗi Syntax error trong WordPress
Lỗi cú pháp syntax error có thể để dàng khắc phục trong WordPress theo 2 bước sau:
- Tìm dòng mã gây ra lỗi
- Chỉnh lại dòng mã này cho đúng cú pháp bằng cách kết nối đến máy chủ
Bước 1: Xác định File bị hỏng
Bước đầu tiên để khắc phục lỗi cú pháp là phải tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Cụ thể là bạn cần tìm ra file nào gây ra lỗi, khối mã nguồn nào và chính xác hơn là dòng mã nào gây ra lỗi.
Nếu lỗi vừa xuất hiện sau khi bạn thực hiện cài đặt và kich hoạt một theme hay một plugins nào đó thì đây chính là nguyên nhân gây ra lỗi.
Trong trường hợp bạn thật sự không thể xác định được nguyên nhân thì bạn cũng có thể dễ dàng truy tìm ra nguồn gốc của lỗi bằng cách mở trang web bằng bất kỳ một trình duyệt nào, bạn sẽ thấy thông báo lỗi bắt đầu bằng “Parse error: Syntax error…” tiếp theo là thông tin về lỗi đang gặp phải. Từ đây, bạn sẽ dễ dàng biết được file nào gây ra lỗi và thậm chí là dòng code nào trong file này làm website bạn bị lỗi.
Thông báo lỗi sẽ tương tự như hình sau:
Bước 2: Sửa file bị lỗi với chương trình truy cập FTP
Hiện tại, bạn đã xác định được file gây ra lỗi và bước tiếp theo là chỉnh sửa lại file này để website WordPress của bạn trở lại hoạt động bình thường.
Trong trường hợp bạn không thể đăng nhập vào khu vực quản trị của WordPress để tới mục Appearance ->Editor thì bạn cần phải dùng tới một chương trình truy cập FTP. Chúng tôi khuyên bạn sử dụng Filezilla.
Mở FileZilla và thiết lập các thông số kết nối đến máy chủ của bạn. Đi tới chỉnh sửa file /home/u694443746/public_html/wp2/wp-content/themes/twentyseventeen/single.php
File single.php bị lỗi ở thư mục /home/u694443746/public_html/wp2/wp-content/themes/twentyseventeen/ sẽ được mở lên
Bạn sẽ có lựa chọn hoặc là xóa đi các đoạn mã gây lỗi hoặc thêm các thay đổi cần thiết để đảm bảo nó hoạt động bình thường.
Việc đơn giản xóa đi dòng mã gây lỗi có thể dễ dàng sửa lỗi ngay lập tức tuy nhiên trong một số trường hợp nó sẽ làm mất định một số chức năng mà người lập trình tạo ra. Do đó, điều này không được khuyên dùng.
Bạn hãy cố gắng tìm ra lỗi thật sự. Ở đoạn trên, bạn đã nhận được thông báo lỗi là phần cuối của file là không mong muốn và nó ở hàng số 43. Tại hàng này là dòng mã:
<?php get_footer()
Như bạn thấy, phần cuối sẽ gọi hàm get_footer(). Đây là một hàm thực thi PHP nên nó phải nằm trong <?php ?> và việc thiếu ?> chính là nguyên nhân gây ra lỗi Parse error: Syntax error
Bạn hãy thêm vào ?>, đoạn mã sẽ như sau
<?php get_footer() ?>
Lưu lại file single.php và upload ngược trở lại máy chủ, nhớ chọn Ghi đè để thực hiện thay đổi file simgle.php mới trên máy chủ.