Tại sao giá VPS Việt Nam luôn đắt hơn VPS của nước ngoài?

Đó là câu hỏi luôn khiến nhiều người đang có ý định dùng dịch vụ vps (máy chủ ảo) của các nhà cung cấp Việt Nam phải băn khoăn, đắn đo và cân nhắc.

Tại sao với cùng một cấu hình nhưng giá VPS tại Việt Nam lại đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba lần của các nhà cung cấp VPS giá rẻ nổi tiếng khác như Digital Ocean, Vultr, Ramnode hay BudgetVM? Bài viết này sẽ cho các bạn câu trả lời thỏa đáng nhất.

uu-diem-nhuoc-diem-cua-vps-hosting

Tôi cũng đã từng mang trong lòng thắc mắc tương tự như các bạn. Tại sao các nhà cung cấp Việt Nam lại đưa ra mức giá cao đến như vậy? Liệu chi phí cho cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc tại Việt Nam thật sự quá đắt đỏ hay họ đang đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu, cố gắng đẩy mức giá trần lên cao để chặt chém khách hàng? Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam chưa thể sánh ngang với các nước châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Singapore,… đó là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, do blog có traffic chủ yếu từ Việt Nam và với mong muốn mang lại cho độc giả trải nghiệm về tốc độ truy cập tốt nhất, tôi vẫn quyết định chọn một nhà cung cấp trong nước.

vHost.vn là cái tên đầu tiên được tôi “chọn mặt gửi vàng”, với thương hiệu “VPS Thần tốc“. Phải thừa nhận VPS của họ có chất lượng khá tốt và dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng cực kỳ nhanh. Tuy nhiên, tôi không phải là một người sống quá “chung thủy” và chỉ vài tháng sau đó, tôi đã chuyển sang sử dụng dịch vụ Cloud VPS của Hostvn.net để trải nghiệm một cái gì đó “mới mẻ” hơn. Lần này thì tôi đã thực sự bị “chinh phục” bởi những lợi ích tuyệt vời mà công nghệ Cloud VPS mang lại. Và đó cũng là nguyên nhân blog WP Căn bản vẫn hoạt động trên hệ thống của Hostvn.net từ tháng 11 năm 2014 cho tới giờ.

Xem thêm:  Cách ẩn bài đăng khỏi trang chủ trong WordPress?

Tham khảo thêm: Đánh giá Hostvn.net Cloud VPS: Đắt xắt ra miếng

Người ta thường hay bảo sống với nhau lâu thì cũng hiểu nhau hơn. Thật vậy, sau một thời gian khá dài sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp Việt Nam, tôi đã chiêm nghiệm ra một điều: nó đắt cũng có cái lý của nó.

1. Mô hình hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ VPS Việt Nam hoàn toàn khác với Vultr, Digital Ocean hay Linode

  • Các công ty nước ngoài thường cung cấp dịch vụ VPS Unmanaged“: có nghĩa là họ chỉ lo cơ sở hạ tầng, còn bạn sẽ phải tự cài đặt và cấu hình mọi thứ, từ hệ điều hành đến web server, cũng như tự khắc phục, xử lý khi xảy ra các lỗi liên quan đến phần mềm. Đây là một điều khá bất lợi nếu bạn muốn tận dụng những lợi thế mà một VPS mang lại (khi so với shared hosting) nhưng lại không biết nhiều về nó.
  • Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại cung cấp VPS dưới hình thức “Semi-Managed“: tức là họ có thể hỗ trợ bạn hầu như tất cả mọi thứ khi được yêu cầu. Thông thường, khi sử dụng một dịch vụ VPS tại Việt Nam, bạn có thể yêu cầu nhân viên kỹ thuật cài đặt và cấu hình tất cả mọi thứ cần thiết, đủ để vận hành một trang web, cũng như gửi ticket yêu cầu hỗ trợ khắc phục các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng (kể cả phần cứng lẫn phần mềm). Việc hỗ trợ hoàn toàn bằng tiếng Việt nên các bạn sẽ không gặp phải những khó khăn liên quan đến bất đồng ngôn ngữ.
Xem thêm:  Đánh giá thực tế các máy chủ lưu trữ khác nhau

Nếu đem so sánh giá VPS Việt Nam với các nhà cung cấp dịch vụ Semi-Managed hoặc Managed khác (của nước ngoài), chẳng hạn như HostGator, StableHost hay HawkHost,… các bạn sẽ thấy mức giá đó không hề đắt một chút nào, thậm chí còn khá rẻ.

2. Chi phí cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ở Việt Nam khá đắt đỏ

Đây là một điều không cần nói nhưng ai cũng biết. Nếu một món đồ công nghệ ở Mỹ được bán rẻ như cho thì khi về Việt Nam, nó bị đội giá lên gấp đôi, thậm chí gấp ba, gấp bốn lần.

Thực sự khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu vừa muốn có được thiết bị chất lượng cao vừa phải đưa ra được một mức giá phải chăng cho khách hàng. Chi phí đầu tư cao đã buộc họ phải nâng giá sản phẩm để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận.

Hai nguyên nhân kể trên, theo quan điểm của tôi, là nguồn gốc sâu xa của việc giá dịch vụ VPS Việt Nam thường cao hơn của các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận thực trạng một số nhà cung cấp trong nước đang cố tình đưa ra mức giá quá cao, hoàn toàn không tương xứng với những gì mà họ mang lại cho khách hàng, nhằm mục đích thu được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, hãy là người tiêu dùng thông minh, sáng suốt trong việc lựa chọn nhà cung cấp để tránh tiền mất tật mang nhé. Chúc các bạn may mắn!

Xem thêm:  Hướng dẫn kiểm tra lượng RAM đang dùng trên VPS Linux chạy CentOS.

Bạn có đồng ý với những luận điểm mà tôi vừa nêu ra ở trên? Theo bạn, còn những nguyên nhân nào khác khiến giá VPS Việt Nam luôn cao hơn ở nước ngoài? Hãy chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bạn bằng cách sử dụng khung bình luận bên dưới.

0/5 (0 Reviews)

Leave a Reply