Mặc định những người mới làm Website (đặt biệt làm với WordPress) bạn sẽ được các Blogger (kể cả mình) đề cập tới việc mua .com vì nó dễ nhớ và thông dụng. Đặc biệt là giá rẻ khi mua lẫn gia hạn.
Nhưng tại sao những lúc bạn truy cập internet bạn lại bắt gặp những tên miền có phần đuôi lạ khác. Chẳng hạn như .net .org .vn .uk, .blog,..
Tại sao chúng ta không chỉ sử dụng mỗi .com mà lại tạo ra nhiều phần mở rộng khác để làm gì?
Đó cũng là câu hỏi mình cũng như nhiều Blogger khác sau khi làm chủ website được một thời gian tự nhiên sẽ đặt ra. Mình cũng chẳng hiểu lý do tại sao, nhưng ít ra nó cũng thú vị và có lợi trong việc lựa chọn tên miền nếu mình có ý định làm website khác.
1. Chấm com (.com)
Đi sâu trong tiềm thức những người sử dụng internet, họ coi .com là mặc định khi tìm kiếm một website nào đó. Không tin thì bạn hãy hỏi những đứa bạn mù công nghệ xung quanh xem có phải không nhé!
Vì là mặt định trong suy nghĩ người dùng và có từ khá lâu nên đuôi .com luôn là yêu thích của những người mới hoặc thậm chí lâu năm làm web.
Nó có thể đáp ứng mọi mục đích như kinh doanh, giới thiệu sản phẩm, Blog cá nhân, website bán hàng,…
Điều này là lý do tại sao mình cũng như mọi Blogger khác luôn đề xuất bạn mua .com đầu tiên. Nếu không có .com thì mới đi đến những phần mở rộng khác.
Ngoài ra tên miền .com có giá khá rẻ so với những đuôi khác, thông thường bạn đăng ký năm đầu chỉ với vài $ hoặc may mắn sẽ có những đợt ưu đãi chưa tới $1.
Từ những năm sau nếu bạn muốn giá hạn thì cũng chỉ khoảng $12. Nhìn về mặt bằng chung so với những tên miền khác thì .com rẻ hơn rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân tại sao tên miền này trở nên cực kỳ cạnh tranh và càng khó tìm được một cái tên ưng ý.
2. Chấm net (.net)
Là một lựa chọn kế tiếp nếu ý tưởng .com của bạn đã được người khác dành mất.Trong trường hợp ai đó đã chiếm mất đuôi .com của bạn thì bạn có thể nghĩ về .net, mặc dù không phổ biến bằng nhưng nó vẫn dễ dàng giúp người khác ghi nhớ thay vì một cái tên khác.
Ngoài ra nếu là một doanh nghiệp bạn có thể không cần nghĩ đến .com ngay từ đầu mà có thể đi trực tiếp vào .net.
Vì .net là loại mở rộng dành riêng cho các doanh nghiệp muốn quảng bá mình trên Internet.
3. Chấm ORG (.org)
Rất nhiều người thường lấy đây là lựa chọn khi 2 phần mở rộng trước đã được đăng ký mất. Tuy nhiên mình khyên bạn không nên sử dụng phần mở rộng này nếu bạn khởi động một website kinh doanh hay quảng bá sản phẩm.
Vì có lẽ bạn chưa biết .org là phần mở rộng cho các website với mục đích phi lợi nhuận hay tổ chức từ thiện.Chẳng hạn như WordPress.org, Joomla.org, Letencrypt.org là những địa chỉ của các tổ chức phi lợi nhuận lớn trong mảng web.
4. Chấm tên quốc gia
Nghe thì có vẻ là lẫm nhưng thật ra loại tên miền này bạn gặp cũng không thua gì .com.
Chúng là những tên miền dành riêng trong nội bộ một quốc gia, ví dụ như:
- .VN là của Việt Nam
- .UK là của nước Anh
- .DE là của nước Đức
- .CN là của Trung Quốc
- …
Loại mở rộng này cũng thường được sử dụng bởi những chủ website thuê dịch vụ lập trình trong nước. Vì chúng có ưu điểm là không bị rào cản ngôn ngữ trong mua bán lẫn hỗ trợ. Họ có thể giúp bạn trong mọi trường hợp. Đây là điều mà những người ít kinh nghiệm mong muốn.
Một điểm nhấn khác là do giới hạn trong một quốc gia nên cơ hội xếp hạng cao trên Google ở quốc gia đó cũng được cải thiện. Nhưng mình đảm bảo nó chẳng được bao nhiêu nếu nội dung của bạn không hữu ích.
Tất nhiên nói về ưu điểm sẽ có những điểm hạn chế là giá đuôi tên miền theo tên quốc gia khá chát, khoảng 20-$30 mỗi năm và khó vươn ra quốc tế nếu bạn muốn mở rộng thị trường sau này.
5.Chấm IO (.IO)
Một phần mở rộng khá mới mẻ và xuất hiện gần đây, tuy nhiên nó lại có được không ít sự đón nhận từ người làm website. Thậm chí giá khá đắt nhưng nhiều người không ngại đầu tư vào nó. Vì đây là phần mở rộng được dành riêng cho các starup về công nghệ.
Ưu điểm của nó là ngắn gọn, dễ nhớ và mang một chút đặc biệt nên rất dễ được người dùng đón nhận. Ngoài nhược điểm là giá cao ra thì tên miền này dường như hoàn hảo tuyệt đối.
6. Chấm AI (.AI)
Cũng gần như phần mở rộng .IO nhưng loại này có phần cụ thể và cao cấp hơn. Nói hơi quá là những công ty sở hữu tên miền này chứng tỏ họ đang là những người đi đầu về công nghệ.
Thường là các công ty nghiên cứu hoặc sở hữu phần mềm về trí tuệ nhận tạo AI mới dám sắm tên miền loại này.
7. Chấm Edu (.edu)
Nếu bạn đang theo học ở một trường nào đó bất kể là tiểu học trung học hay đại học hay một trường nghề nào đó mà họ hỗ trợ website. Mình đảm bảo phần mở rộng website của trrường đó chắc chắn sẽ kết thúc với edu (hoặc edu.tenquocgia) chứ không bao giờ là một cái tên khác.
Vì trong lĩnh vực giáo dục, hầu như họ đã quy định edu là phần mở rộng cho bất kỳ website giáo dục nào.
8. Chấm “lĩnh vực kinh doanh của website”
Mặc dù hiện nay mình rất ít thấy người sử dụng loại mở rộng domain này, tuy nhiên mình sẽ nói qua một chút, biết đâu tương lai bạn sẽ cần dùng tới chúng.
Nhưng nói trước mình không khuyến khích sử dụng nhé, vì giá nó khá đắt và lại lẫm với người dùng. Sẽ rất khó để khách hàng tin vào sản phẩm dịch vụ của bạn.
Đây là phần mở rộng theo lĩnh vực kinh doanh của website, ví dụ:
- .DESIGN – Dành cho lĩnh vực thiết kế
- .SHOP – Dành cho website bán hàng
- .APP – Dành cho quảng cáo APP
- .BLOG – Dành cho mục đích viết Blog cá nhân
- .STORE – Dành cho các của hàng
- .NETWORK – Dành cho các hệ thống