Dù là website giới thiệu doanh nghiêp, hay website bán hàng, nếu muốn xuất hiện trên thanh tìm kiếm. Thì đều phải tối ưu để website đó chuẩn Seo. Bạn có tự tin rằng website của mình rất tốt và không bị mắc lỗi gì không? Theo tôi thì bạn đừng tự tin quá. Vì sau khi đọc song bài viết này bạn rất có thể phải tối ưu lại website của mình.
Dưới đây tôi sẽ giới thiệu cho bạn top 4 công cụ kiểm tra lỗi website hiệu quả. Sau đó hãy sử dụng 4 công cụ này để kiểm tra website của bạn nhé!
1. Những lỗi website thường hay mắc phải
Khi thiết kế website thì một số người sẽ quên điều này, đặc biệt là các bạn mới:
- Tốc độ tải trang chậm
- Giao diện không tương thích với đa trình duyệt
- Không có chứng chỉ bảo mật SSL
- Website không chuẩn SEO
- Nội dung trùng lặp
- ………….
Tuy những lỗi này là những lỗi nhỏ những nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến Website của bạn. Các thuật toán của google sẽ dựa vào đó để đánh giá thấp website của bạn. Như vậy việc nên top đối với website của bạn là rất khó. Ngoài ra nó còn khiến khách hàng mất thiện cảm khi truy cập vào website của bạn.
Trong quá trình hoạt động thì website sẽ có thể sảy ra lỗi. Vì vậy mà bạn cần kiểm tra lỗi thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến khách hàng. Dưới đây tôi sẽ giới thiệu cho bạn Top 4 công cụ kiểm tra lỗi hiệu quả.
Xem thêm: https://zozo.vn/thiet-ke-website-ban-hang
2. Top 4 công cụ kiểm tra lỗi website hiệu quả
2.1 Kiểm tra tốc độ tải trang
Một yếu tố mà bạn không thể bỏ qua khi thiết kế website đó là tốc độ tải trang. Tốc độ tải trang ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ thoát trang và ở lại trang web của khách hàng. Để kiểm tra tốc độ tải trang các bạn hãy sử dụng công cụ: PageSpeed Insights.
Cách sử dụng:
Bước 1: Nhập URL website của bạn vào ô tìm kiếm.
Bước 2: Nhấp chuột vào ô phân tích và chờ kết quả
Đây chính là kết quả mà các bạn thu được sau khi đã phân tích:
Nếu như điểm tốc độ của bạn là 60/100 thì bạn cần tối ưu lại. Để tránh ảnh hưởng tới khách hàng khi truy cập vào website.
2.2 Kiểm tra độ thân thiện với thiết bị di động
Trong những năm gần đây, Google thay đổi thuật toán đánh giá trang web của mình thường xuyên, thế nhưng đáng kể nhất phải nói đến là việc đánh giá độ thân thiện của một website với các thiết bị di động. Thậm chí, theo một báo cáo gần đây của Google, trong tương lai gần, các website có tỉ lệ tối ưu di động cao sẽ được xếp hạng tốt hơn những website không đáp ứng được mục tiêu này.
Nguyên nhân là do khách hàng, người tiêu dùng ngày nay có xu hướng lướt web và tìm kiếm thông tin chủ yếu thông qua các thiết bị di động. Và Google đương nhiên sẽ làm những gì có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng của họ.
Để kiểm tra website của bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không, bạn vào đường link: https://search.google.com/test/mobile-friendly
2.3 Kiểm tra hệ thống URL của trang web
Đường dẫn tối ưu là đường dẫn mà nhìn vào, bạn dễ dàng biết được URL đó nói về cái gì. Ngược lại, một URL chưa được tối ưu sẽ rất khó hiểu.
Trong trường hợp này, nếu che đi tiêu đề và mô tả, nhìn vào URL chưa tối ưu bạn sẽ không hiểu được URL đang nói về cái gì
Thông thường khi kiểm tra các trang web, Google cũng sẽ quét các đường link bài viết và đánh giá xem URL trên trang web của bạn có chuẩn hay không. URL tối ưu là một trong những điều kiện bắt buộc đối với website chuẩn SEO.
2.4 Kiểm tra website đã được Index hay chưa?
- Trong quá trình thiết kế website cho bạn, các nhà thiết kế sẽ tạm thời tắt cấu hình cho phép các trang tìm kiếm truy cập trang web của bạn để tránh trường hợp khi dữ liệu và thông tin trên website chưa được hoàn thiện, mà đã được Google thu thập.
- Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi bàn giao web cho khách hàng, người thiết kế lại quên mở cấu hình này. Website hoạt động được một thời gian, nhưng khi tìm kiếm trên Google lại không có thông tin.
- Khi đó ta nói website này chưa được index.
- Điều này ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến mức độ hoạt động của website của bạn, bởi ngày nào mà trang web chưa được index nghĩa là lúc đó nó vẫn chưa có cơ hội xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, dù có nội dung tốt như thế nào đi chăng nữa.
Để kiểm tra rất đơn giản:
Bước 1: Vào Google
Bước 2: Nhập vào ô tìm kiếm site:tên miền website của bạn.
Ví dụ: site:tinhocvanphong.com.vn
Nếu kết quả hiện ra là danh sách các bài viết, dịch vụ, sản phẩm và các thông tin liên quan đến website của bạn nghĩa là website đã được index. Ngược lại nếu không ra kết quả, bạn cần báo với bên thiết kế website hỗ trợ cấu hình lại.
Kết luận: Đây chính là Top 4 công cụ kiểm tra lỗi website hiệu quả. Mong rằng các bạn sẽ thích bài viết này. Nếu còn câu hỏi thắc mắc nào khác về bài viết. Hãy cmt phía dưới, chúng tôi sẽ trả lời bạn sớm nhất có thể!
Xem thêm: https://tinhocvanphong.com.vn/website-la-gi-loi-ich-cua-website.html