Blog Spot và Google Sites là hai ứng dụng của Google được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Việc đưa hai công cụ này áp dụng vào cuộc sống và phục vụ cho kinh doanh đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Mặc dù vậy thì hai ứng dụng này của Google vẫn tồn tại nhiều điểm bất cập. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của Blog Spot và Google Sites qua bài viết dưới đây.
1. Blog Spot là gì? Ưu nhược điểm của Blog Spot
Blog Spot là một dạng website 2.0 cho phép người dùng tạo một website miễn phí với nhiều tính năng. Blog Spot được biết đến như là một ứng dụng tạo blog hoàn toàn miễn phí của Google, giao diện hoàn toàn đơn giản và thân thiện với người dùng, người không có kiến thức về lập trình website cũng có thể tạo ra mà không tồn quá nhiều thời gian. Tìm hiểu: Website 2.0 là gì?
2. Ưu điểm của Blog Spot:
Blog Spot là một website giúp người dùng có thể tạo blog hoàn toàn miển phí, không giới hạn băng thông và dụng lượng lưu trữ trực tuyến. Picasa cho phép người dùng có thể upload lên Google những file có dung lượng cực kỳ lớn, dung lượng lưu trữ lên đến 10GB. Điều này giúp người dùng có thể làm bất cứ việc gì mà không hề lo lắng xảy ra lỗi cho chính tập tin của mình.
– Giúp cho người dùng có thể tạo ra website hay blog cá nhân hoàn toàn miễn phí, tiết kiệm được nhiều chi phí.
– Có giao diện thân thiện, không gây khó khăn cho việc sử dụng. Sự đơn giản và hiệu quả sẽ làm cho mọi người sử dụng được nhiều tính năng hơn.
– Không cần phải mua host và tên miền vì Google đã cung cấp miễn phí hoàn toàn, hướng mọi người có thể biết đến trang web của bạn một cách dể dàng.
– Do hệ thống người sử dụng rất lớn và đông đúc nên rất dễ có nhiều người truy cập vào trang web của bạn.
– Vì đây là ứng dụng của chính Google nên việc SEO trang web sẽ có phần được ưu tiên và có nhiều lợi thế cho người sử dụng, bài viết có thể sẽ được index nhanh hơn.
3. Nhược điểm của Blog Spot:
Có thể bị các nhà mạng chặn vào các trang web này. Như vậy sẽ mất đi một lượng người truy cập đáng kể đối với các blog lớn. Nhưng cho đến nay thì cũng chỉ có một số ít trường hợp blog bị các nhà mạng chặn.
– Sẽ có những khó khăn trong việc tạo ra blog thể hiện tính cách đặc trưng cho người dùng trang web. Việc cập nhật thêm các tiện ích từ bên ngoài chỉ có thể làm được cho những người có kiến thức về lập trình web. – Hơi khó dùng đối với những người còn lạ lẫm về blog.
– Nếu muốn tạo một website như ý mình thì cần chỉnh sửa khá nhiều về code. Blog chưa hỗ trợ nhiều về tool như của wordpress. Để có những giao diện đẹp cần phải tự tạo ra những giao diện riêng với các chức năng dành riêng cho người dùng.
– Có thể bị xóa mà không báo trước vì những hành động như copy những nội dung của các blog khác. Google sẽ tự tìm kiếm và xóa nếu như thấy được sự giống của nội dung trên blog.
– Blog là một dạng website “đi mượn” cũng giống như gian hàng, bạn phải phụ thuộc vào Google chứ không thể nắm quyền chủ động trong việc sở hữu. Google có thể xóa domain và dữ liệu của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
– Trong lĩnh vực SEO, dù được Google “ưu ái” nhưng do tên miền là miễn phí nên điều này chỉ có hiệu quả với các từ khóa cạnh tranh ở mức thấp. Đối với các từ khóa có mức cạnh tranh trung bình và cao, sử dụng blog sẽ khó SEO hơn một website bình thường.
4. Google Sites là gì? Ưu nhược điểm của Google Sites
Google Sites cũng là một dạng webiste 2.0 ứng dụng tương tự như Blog Spot. Sự khác nhau rõ ràng nhất giữa Google Sites và Blog Spot là sự hình thành của mình. Nếu như Blog Spot được Google mua lại từ một nền tảng có sẵn thì Google Sites chính là chương trình mà Google tạo ra mặc dù còn trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện. Google Sites có một giao diện tương đối thân thiện, dễ sử dụng, giúp chia sẻ các thông tin với nhau trong một nhóm nhỏ hoặc một tập thể.
Nhiều chức năng giúp chia sẻ nhiều loại thông tin khác nhau cũng như dễ dàng chỉnh sửa lại các thông tin này.
5. Ưu điểm của Google Sites:
– Tạo website miễn phí tiện lợi, nhanh chóng, có thể sửa chữa nội dụng, giao diện một cách phù hợp với nhu cầu của từng người.
– Với chức năng File Cabinet giúp người dùng chia sẻ, hoặc Upload các tập tin, có sẵn dụng lượng 10GB cho phép chứa nội dung mà người dùng trong nhóm gửi lên, tốt hơn những host không tính phí chỉ cho phép dung lượng chứa khoảng 2GB.
– Các nội dung đa phương tiện có thể đưa vào bất cứ trang nào của website và có thể tải lên các tập tin đính kèm. – Được quyền cấp phép để cho trang web có thể ở các chế độ riêng tư hoặc mọi người có thể chỉnh sửa trang web tùy theo ý muốn của người dung. Tuy nhiên, chỉ có những người được cấp quyền vào trang web mới tạo được trang web trong chính tên miền của website.
– Mọi người có thể tìm kiếm nội dung trên website thông qua các trang web tìm kiếm.
6. Nhược điểm của Google Sites:
Google Sites Vẫn còn nhiều hạn chế hơn so với Blog Spot và chưa được ứng dụng rộng rãi vì vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. – Không thể chỉnh sửa, nâng cấp giao diện và chức năng theo nhu cầu sử dụng của người dùng. – Thay đổi trên web còn nhiều hạn chế, chỉ có thể thay đổi được màu sắc và font chữ, chưa tạo được giao diện riêng cho website. – Tên miền còn ở dạng phức tạp, chưa có tên miền riêng. Thông thường tên miền có dạng http://sites.google.com/site/tênwebsite. Muốn dùng tên riêng phải mua tên miền và hướng vào trang của Google Sites. – Google Sites là một dạng website đi mượn cũng giống như Blog Spot, bạn phải phụ thuộc vào Google chứ không thể nắm quyền chủ động trong việc sở hữu. Google có thể đình chỉ hoạt động hoặc xóa trang web của bạn bất cứ lúc nào họ muốn.
OK vậy là đã xong như vậy bạn đã hiểu được phần nào về 2 nền tảng khá là giống nhau này. chúc các bạn tìm được hướng đi phù hợp.